Hướng Dẫn Cơ Bản Cho Người Mới Chơi Dota 2

      125

Xin chào anh và chào mừng anh em đã quay trở lại với Meme Studio. Mặc dù đều là game MOBA, thế nhưng câu chuyện đấu đá không có hồi kết giữa Liên Minh Huyền Thoại và Dota Chu từ lâu vẫn hiện diện, như một cách nhấn mạnh sự bánh cuốn và hấp dẫn mà mỗi tựa game mang lại.

Bạn đang xem: Hướng dẫn cơ bản cho người mới chơi dota 2

Cho dễ hình dung thì Liên Minh Huyền Thoại giống như một món ăn nhanh vừa dễ xơi, vừa ngon mắt như bánh mì hay phở của người Việt; còn Dota lại giống một dĩa bò bít tết áp chảo, sóng sánh sốt nóng hổi mà các thực khách phải học cách sử dụng muỗng & nĩa mới có thể thưởng thức được. 

Và mặc dù là một player dành hàng nghìn giờ để chơi dead game, Meme Studio vẫn phải chấp nhận rằng Dota Chu là một tựa game không dễ để tiếp cận, từ lượng kiến thức khổng lồ tới rào cản ngôn ngữ. Đó là chưa kể đến những khác biệt căn bản giữa Liên Minh và Dota 2. Chính vì thế, trong bài viết hướng dẫn tân thủ ngày hôm nay, chúng mình sẽ bắt đầu với những điều căn bản nhất mà các dân chơi Liên Minh Huyền Thoại cần lưu ý trước khi bắt đầu du nhập thế giới toxic thượng đẳng này nhé. 


*

Liên Minh Huyền Thoại có cho phép công khai dữ liệu trận đấu? Dota thì có đấy. Đây hoàn toàn là một lựa chọn mà bạn có thể cho phép bên thứ ba truy cập vào dữ liệu của mình hay không, qua đó thông tin trận đấu của bạn có thể được các trang chuyên phân tích dữ liệu game như Dotabuff, Dotamax hay Open Dota cập nhật thường xuyên thay cho bạn. Trên góc trái màn hình chờ của bạn, lựa chọn Setting => Tuỳ Chọn => Qua tuỳ chọn Nâng cao => Tích vào khung “Công khai dữ liệu trận đấu” và thế là xong. 

Và trên hết, Dota có bản Việt Hoá nha các cậu. Để chuyển đổi ngôn ngữ Tiếng Việt Dota 2 bước đầu tiên hãy đăng nhập Steam, vào thư viện Game của bạn và cập nhật Dota 2 phiên bản mới nhất nếu có. Click chuột phải vào Dota 2 chọn Properties ở dưới cùng. Tại đây bạn tiếp tục nhấn vào Set Launch Options. Một dòng nhập lệnh hiện ra, lúc này bạn hãy gõ lệnh -language Vietnamese là xong. Mặc dù việc chuyển đổi ngôn ngữ vẫn chưa hoàn thiện, thế nhưng hầu hết những ghi chú cơ bản của bộ môn toxic này thì đã được trau chuốt khá rõ ràng. Vậy nên với những anh em không chấm ielts như tụi mình thì đây là một điểm cộng khá lớn đấy. 

Các trận đấu LMHT luôn diễn ra với tốc dộ cao trong khi DOTA 2 có nhịp độ trận đấu không ổn định, biến đổi khôn lường.

Trong LMHT, nhịp độ trận đấu là một khái niệm khá lạ lẫm. Với kết cấu bản đồ chật hẹp, 2 đội sẽ phải liên tục giáp mặt với nhau. Những cuộc đụng độ lớn nhỏ thường xuyên nổ ra trên khắp bản đồ khiến cho nhịp độ trận đấu luôn diễn ra theo 1 kịch bản duy nhất, đó là nhanh chóng và hối hả.

Xem thêm: Game Barbie Đi Mua Sắm - Game Vui Búp Bê Barbie Đi Mua Sắm

DOTA 2 không giống vậy. Bản đồ lớn hơn khiến cho việc giáp mặt giữa 2 đội không xảy ra thường xuyên. Nhịp độ các trận đấu DOTA 2 thường không ổn định; lúc nhanh, lúc chậm, tùy thuộc vào ý đồ chiến thuật của hai bên.

Trong một trận đấu DOTA 2, việc nắm bắt được nhịp độ trận đấu là rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt ở hiện tại, dự đoán được những hành động tiếp theo của đối phương trong tương lai. Ngoài ra, việc bắt nhịp được cường độ trận đấu sẽ khiến bạn không bị cuốn vào lối chơi của đối thủ và tránh những sai lầm không đáng có.

Với những người mới chuyển sang DOTA 2 từ LMHT, họ sẽ bắt kịp rất nhanh với những trận đấu có cường độ cao. Điều khiến họ gặp khó khăn là khi nhịp độ trận đấu chùng xuống và hai bên ở trong thế trận giằng co, rình rập, chờ đợi cơ hội. Vào những thời điểm như thế này, họ rất dễ rơi vào tình trạng lúng túng, vội vàng, thiếu kiên nhẫn và dễ mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn. Và để có thể khắc phục tình huống này, trong những thế trận giằng co, rình rập hoặc khi bạn không nhìn thấy bất cứ đối phương nào trên minimap, hãy cố gắng tập trung với đồng đội, tuyệt đối không được đi lẻ. Chỉ hành động có khi tầm nhìn đủ lớn, không nên di chuyển vào những khu vực không có tầm nhìn.